A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HƯNG YÊN TRƯỚC VÀ SAU KHI THÀNH LẬP TỈNH NĂM 1831

 

 

(Bài tuyên truyền kỷ niệm 190 năm  – Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên)

Hưng Yên trước khi thành lập tỉnh (1831 về trước) 

Tên gọi của Hưng Yên trước khi thành lập tỉnh trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau

https://hungyen.gov.vn/_CONTROLTEMPLATES/usercontrols/images/aspVersion/img/II1_Trong_dong_HY.gif

                                                                         Trống đồng tìm thấy ở Hưng Yên

Thời Hùng Vương

(2879 - 258 trước Công nguyên), nước ta chia làm 15 bộ, Hưng Yên thuộc bộ Giao Chỉ.

Thời phong kiến phương Bắc đô hộ (207 trước Công nguyên - 939 sau Công nguyên):

  • Dưới thời nhà Tần(từ 214 - 204) trước Công nguyên, Hưng Yên thuộc Tượng quận.
  • Nhà Triệu (từ 207 - 111 trước Công nguyên) chia nước ta làm hai quận, Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ.
  • Thời Tây Hán  và Đông Hán(từ 111 trước Công nguyên - 40 sau Công nguyên), nhà Hán chia nước ta chia làm 9 quận, Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ.
  • Thời Đông Ngô (216 - 265 sau Công nguyên) nhà Ngô tách nước ta ra làm hai châu gồm Quảng Châu và Giao Châu, Hưng Yên thuộc quận Giao Châu.
  • Thời Tùy Đường(603 - 939): quận Giao Châu được chia thành 3 quận, Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ, đến năm 679 lại chia Giao Châu thành 12 châu, 59 huyện, Hưng Yên thuộc Vũ Bình- Giao Châu.

https://hungyen.gov.vn/_CONTROLTEMPLATES/usercontrols/images/aspVersion/img/II1_PhoHien.jpg

Một thời Phố Hiến

Trong một ngàn năm Bắc thuộc, nhân dân ta luôn luôn nung nấu chí căm thù quân xâm lược. Mùa xuân năm 40 sau Công nguyên, Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống ách thống trị của Đông Hán, tham gia đội ngũ tướng lĩnh của Hai Bà có Nguyệt Thai, Nguyệt Độ ở Khoái Châu, Lê Văn Ất ở Văn Giang, Hương Thảo ở Ân Thi, Trần Thị Mã Châu ở thị xã Hưng Yên, Trần Liễu ở Tiên Lữ đã góp phần đánh đuổi thái thú Tô Định tàn bạo, giải phóng Luy Lâu và 65 thành trì.

Khi nhà Nam Hánlăm le xâm lược nước ta, năm 938 Ngô Quyền đóng đại bản doanh tại phố Vương (Phố Giác, Tiên Lữ), tướng giỏi Phạm Bạch Hổ ở đất Đằng Châu đem một ngàn quân đến hợp binh, Phạm Bạch Hổ được cử đem quân về Đại La giết Kiều Công Tiễn.

Nhà Ngô (939- 968): Hưng Yên được gọi là Đằng Châu.

Nhà Đinh (968-980) chia nước ta ra thành 10 đạo, Hưng Yên thuộc Đằng Đạo.

Nhà Tiền Lê (980-1009): Năm 1002 nhà Lê đổi 10 đạo thành lộ, phủ và châu; Hưng Yên thuộc Đằng Châu. Năm 1005 đổi Đằng Châu ra phủ Thái Bình.

Nhà Lý(1010-1225): Năm 1010 nhà Lý đổi 10 đạo thành 24 lộ. Năm 1222 vẫn giữ 24 lộ, Hưng Yên thuộc lộ Khoái Châu gọi là Khoái Lộ.

Nhà Trần(1225-1400): Năm 1229 nhà Trần đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ, Hưng Yên thuộc Khoái Lộ. Tháng 4 năm 1297, nhà Trần lại tiếp tục đổi các lộ, phủ, thành, trấn; vùng đất Hưng Yên thuộc Thiên Trường phủ lộ.

Nhà Hồ-Trầnkháng chiến chống quân Minh (1407- 1413): Tháng 6 năm 1407 nhà Minh đổi An Nam thành Giao Chỉ, lập thành 17 phủ, vùng Hưng Yên thuộc phủ Kiến Xương.

 

https://hungyen.gov.vn/_CONTROLTEMPLATES/usercontrols/images/aspVersion/img/II1_HungYenxua.gif

 

Thời kỳ đấu tranh chống nhà Minh (1414-1427): Vùng Hưng Yên vẫn thuộc phủ Kiến Xương.

Năm 1426, khi tiến quân ra Đông Đô, Lê Lợi chia nước ta làm 4 đạo, Hưng Yên thuộc Nam đạo.

https://hungyen.gov.vn/_CONTROLTEMPLATES/usercontrols/images/aspVersion/img/II1_Thuongmai_PhoHien.gif

Quang cảnh Phố Hiến xưa

Thời Lê sơ (1428-1527): Tháng 6/1466 (tức năm Quang Thuận thứ 7), Lê Thánh Tông chia nước ta làm 12 đạo thừa tuyên, Hưng Yên thuộc thừa tuyên Thiên Trường. Tháng 3/1469 (tức năm Quang Thuận thứ 10), năm đầu tiên nhà nước định bản đồ, Thiên Trường lại đổi là Sơn Nam quản 11 phủ, 42 huyện, phủ Khoái Châu quản 5 huyện gồm Đông Yên, Tiên Lữ, Kim Động, Phù Dung, Thiên Thi; phủ Tiên Hưng quản 4 huyện gồm Ngự Thiên, Duyên Hà, Thần Khê, Thanh Lan. Tháng 4/1490 (năm Hồng Đức thứ 21), nước ta được chia làm 13 xứ, Hưng Yên thuộc xứ Sơn Nam.

Nhà Mạc (1527-1533): Tháng 6 năm 1527, nhà Mạc (Đăng Dung) đem các lộ của Khoái Châu thuộc vào Hải Dương.

Thời Hậu Lê (Lê-Trịnh, 1533-1788): Nhà Lê lại đổi lại như cũ.

https://hungyen.gov.vn/_CONTROLTEMPLATES/usercontrols/images/aspVersion/img/II1_Bando_HungYen_xua.gif

Bản đồ Hưng Yên năm 1740

Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) tháng giêng: Nhà Lê chia Sơn Nam thành 2 lộ Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ, phủ Khoái Châu thuộc lộ Sơn Nam thượng, phủ Tiên Hưng thuộc Sơn Nam hạ.

Nhà Tây Sơn (1778-1802): Hai phủ Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ được đổi lại làm 2 trấn Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ.

Nhà Nguyễn(1802-1945):

  • Năm Gia Long thứ nhất (1802) lấy 2 trấn thượng và hạ lệ thuộc vào Bắc thành (Sơn Nam thượng, hạ, Kinh Bắc, Sơn Trâu, Hải Dương là 5 nội trấn của Bắc thành).
  • Năm Minh Mạng thứ ba 1822, trấn Sơn Nam thượng đổi là trấn Sơn Nam, trấn Sơn Nam hạ đổi là trấn Nam Định.

Hưng Yên sau khi thành lập tỉnh (1831)

  • Tổ chức hành chính của Hưng Yên sau khi thành lập tỉnh (1831)
  • https://hungyen.gov.vn/_CONTROLTEMPLATES/usercontrols/images/aspVersion/img/II1_Bando1831.gif
  • Địa giới Hưng Yên năm 1831
  • Năm Minh Mạng thứ 12 (tháng 10/1831):  Minh Mạng tiến hành một cuộc cải cách hành chính địa phương, xóa bỏ các tổng trấn, đổi các dinh trấn thành tỉnh, chia cả nước thành 30 tỉnh, trong đó có tỉnh Hưng Yên. 
  • Các trấn phía Bắc được đổi thành 18 tỉnh, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu và tổng, xã. Tỉnh Hưng Yên có phủ Khoái Châu và 5 huyện (Đông An, Kim Động, Thiên Thi, Phù Dung, Tiên Lữ). Cải tổ lại hệ thống các quan lại đứng đầu tỉnh, bỏ các chức cũ mà đặt mới như Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, Án sát, Lãnh binh ở các tỉnh.
  • Sau nhiều lần thay đổi, mỗi triều đại đều có cải cách, canh tân bộ máy hành chính từ Trung ương đến cơ sở cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và thuận bề cho việc cai trị, điều hành.

Hưng Yên thời kỳ thực dân Pháp đô hộ (1883-1945)

 

  • Cuối tháng 2 đầu tháng 3/1890 thực dân Pháp thành lập đạo Bãi Sậy gồm 4 huyện Văn Lâm, Cẩm Lương, Yên Mỹ và Mỹ Hào.
  • https://hungyen.gov.vn/_CONTROLTEMPLATES/usercontrols/images/aspVersion/img/II1_Van_chi_Binh_dan.gif
  • Văn chỉ Bình Dân (Khoái Châu),
    nơi Nguyễn Thiện Thuật tế cờ khởi nghĩa
  • Cuối tháng 2 đầu tháng 3/1890 thực dân Pháp thành lập đạo Bãi Sậy gồm 4 huyện Văn Lâm, Cẩm Lương, Yên Mỹ và Mỹ Hào.
  • Năm 1891 thực dân Pháp lại bỏ đạo Bãi Sậy, đưa các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào vào Hưng Yên.
  • Ngày 28/11/1894 chính quyền thực dân cắt hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà của Hưng Yên về Thái Bình.
  • https://hungyen.gov.vn/_CONTROLTEMPLATES/usercontrols/images/aspVersion/img/II1_Cayda_Saithi.gif
  • Cây đa Sài thị (Khoái Châu), nơi treo cờ Đảng,
    thành lập chi bộ Đảng đầu tiên (1929)
  • Cuối năm 1928, chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Sài Thị được thành lập, chi bộ có 7 đồng chí. Đây là chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên đầu tiên ở Hưng Yên, chi bộ được thành lập đã có những hoạt động tích cực như tuyên truyền giác ngộ quần chúng đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, chống bắt phu bắt lính, in tài liệu tuyên truyền…
  • Đến cuối năm 1929, chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Sài Thị chuyển thành chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Sài Thị. Được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội nghị từ ngày 3 đến ngày 7/2 năm 1930 thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
  •  
  • https://hungyen.gov.vn/_CONTROLTEMPLATES/usercontrols/images/aspVersion/img/II1_To_Hieu.gif
  • Đồng chí Tô Hiệu (1912-1944)
  • Sau khi thống nhất các tổ chức Đảng không lâu, cấp trên đã về Hưng Yên chuyển Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Sài Thị thành Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương Sài Thị. Năm 1930, Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương Sài Thị đã có những hoạt động tích cực như treo cờ Đảng, dán áp phích, rải truyền đơn, giới thiệu Cương lĩnh của Đảng làm thức tỉnh lòng yêu nước của quần chúng nhân dân, để họ sẵn sàng đi theo cách mạng.
  • https://hungyen.gov.vn/_CONTROLTEMPLATES/usercontrols/images/aspVersion/img/II1_Ng_Van_Linh.gif
  • Đồng chí Nguyễn Văn Linh
    (1915-1989)
  • Đầu tháng 7/1941 dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Xứ ủy, tỉnh Hưng Yên mở Hội nghị các chi bộ Đảng  tại Ninh Thôn (Cẩm Ninh, Ân Thi). Hội nghị đã thảo luận tình hình trong nước, quốc tế, học nghị quyết của Trung ương và quyết định một số vấn đề lớn. Hội nghị đã thống nhất cử Ban chấp hành Tỉnh ủy lâm thời gồm 5 đồng chí: Liệu, Vũ, Biểu, Thọ, Ái, trong đó đồng chí Liệu tức Nguyễn Thanh Liệu được cử làm Bí thư Tỉnh ủy.
  • Đêm ngày 12/3/1945 tự vệ, Việt Minh tổ chức đánh đồn Bần lần thứ nhất, lực lượng ta ít, vũ khí thô sơ, nhưng đã chiến thắng nhanh chóng. Ta thu toàn bộ vũ khí gồm 20 súng trường, 1 trung liên, 6.000 viên đạn. Đây là trận đánh sau đó được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá là trận đánh du kích kiểu mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ.
  • Ngay từ đầu tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân phát triển rất rầm rộ, các cơ sở Việt Minh của các huyện đã chủ động tổ chức nhân dân đấu tranh, tấn công vào các huyện đường. Chỉ trong vòng một tuần, chính quyền địch ở các huyện liên tiếp bị Việt Minh tấn công. Mở đầu là trận ngày 14/8/1945, Việt Minh huyện Phù Cừ tấn công vào huyện đường giành thắng lợi. Tiếp theo ngày 15/8/1945, Việt Minh Kim Động và Khoái Châu tấn công huyện đường Khoái Châu, giải phóng Khoái Châu, ta thu được 20 súng cùng một số đạn.
  • Ngày 16/8/1945, lực lượng Việt Minh tấn công vào đồn Bần lần hai. Ngày 17/8/1945, lực lượng Việt Minh đã tấn công vào các huyện đường và giải phóng các huyện Tiên Lữ, Văn Giang, Mỹ Hào. Đến ngày 18/8/1945, Tỉnh bộ Việt Minh mới nhận được lệnh khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh. Ban cán sự và Tỉnh bộ Việt Minh cấp tốc mở Hội nghị tại Thổ Cốc (Yên Mỹ) để thông báo lệnh khởi nghĩa.
  • https://hungyen.gov.vn/_CONTROLTEMPLATES/usercontrols/images/aspVersion/img/II1_Gianh_chinh_quyen.gif
  • Biểu tình khởi nghĩa
    giành chính quyền tại thị xã Hưng Yên (22-8-1945)
  • Hội nghị quyết định: Những nơi đã khởi nghĩa đánh úp huyện đường thì tổ chức mít tinh, giải tán chính quyền cũ thành lập chính quyền cách mạng lâm thời, những nơi chưa khởi nghĩa thì tiếp tục khởi nghĩa bằng biểu tình vũ trang của quần chúng. Cũng ngày 18/8/1945 lực lượng Việt Minh tấn công huyện đường Ân Thi và giải phóng huyện Ân Thi.
  • Ngày 19/8/1945, giải phóng huyện Yên Mỹ. Ngày 21/8/1945, giải phóng huyện Văn Lâm.
  • Ngày 22/8/1945, ta tổ chức tổng biểu tình giành chính quyền trong toàn tỉnh. Cuộc tổng biểu tình đã thực hiện theo đúng kế hoạch.
  • Ngày 22/8/1945, ta giải phóng thị xã Hưng Yên. Ngay đêm 22/8/1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời được thành lập, Ủy ban lâm thời gồm 5 đồng chí, đồng chí Học Phi được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Hưng Yên.
  • Sáng ngày 23/8/1945, tại sân vận động thị xã Hưng Yên, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời ra mắt trước đông đảo nhân dân, kêu gọi nhân dân đoàn kết, hăng hái gia nhập Việt Minh, tích cực bảo vệ chính quyền cách mạng.
  • Ngày 26/9/1945, Chi đội tình nguyện vào Nam chiến đấu đầu tiên của Hưng Yên lên đường đi nhận nhiệm vụ.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Hoạt động
Tin tức
Tin đọc nhiều