A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC NHẰM KÍCH THÍCH SỰ HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT PHÙ CỪ

 

Tác giả: Bùi Thị Hồng Hạnh

Theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu định hướng về phương pháp giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nội dung: “Các môn học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động học sinh trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để kích thích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập tự phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy được để phát triển”. Do đó việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực đã và đang được thực hiện ở tất cả các môn học của các cấp học. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên đều nỗ lực, đồng hành cùng Ngành trong cuộc đổi mới đó nhằm tìm ra phương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung trọng tâm của bài học.

Trong quá trình giảng dạy, người viết cũng đã áp dụng linh hoạt các biện pháp và kĩ thuật dạy học như làm việc nhóm, dạy học theo dự án, sơ đồ tư duy, kĩ thuật KWL, khăn trải bàn, tia chớp, động não, trò chơi…nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin... của học sinh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng của học sinh ở môn học này.Bằng thực tế giảng dạy và qua cuộc khảo sát về hình thức học tập mà học sinh hứng thú nhất cho thấy, rất nhiều học sinh thích thú với phương pháp dạy học thông qua hình thức trò chơi.

Học trong quá trình vui chơi là quá trình lĩnh hội tri thức vốn sống một cách nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. Học tập bằng trò chơi sẽ khơi dạy hứng thú tự nguyện, làm giảm thiểu sự căng thẳng thần kinh ở các em. Trong lúc chơi tinh thần của học sinh thường rất thỏa mái nên khả năng tiếp thu kiến thức trong lúc chơi sẽ tốt hơn, hoặc sau khi chơi cũng sã tốt hơn. Trò chơi dạy học giúp xua đi lỗi lo âu nặng nề của việc học cho học sinh, giúp gắn kết tình cảm giữa HS với HS, giữa HS với GV.

Trong quá trình chơi, học sinh huy động các giác quan để tiếp nhận thông tin. Học sinh phải tự phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa làm cho các giác quan tinh nhạy hơn, ngôn ngữ mạch lạc hơn, các thao tác trí tuệ được hình thành. Học sinh tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu được nhiều kiến thức, nhiều khái niệm.Trò chơi dạy học cũng có thể hình thành nên cho học sinh những kĩ năng của môn học, học sinh không chỉ có cơ hội tìm hiểu kiến thức, ôn tập lại các kiến thức đã biết mà còn có thể có được kinh nghiệm, hành vi. Một số trò chơi dạy học còn giúp cho học sinh có khả năng tư duy, cách giải quyết vấn đề nhanh nhenjkhoong chỉ trong lĩnh vực mình chơi mà cả lĩnh vực của cuộc sống…Trên cơ sở đó trò chơi dạy họ có thể định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Trong khuôn khổ bài viết này, người viết muốn chia sẻ các bước tổ chức có hiệu quả trò chơi trong dạy học môn Hóa học.

Bước 1: Chuẩn bị.

+ Xác định mục đích của trò chơi. Đây là yếu tố quan trọng để quyết định lựa chọn nội dung và thời gian tiến hành cũng như cách thức thực hiện trò chơi. Chẳng hạn như giáo viên định dùng trò chơi để kiểm tra bài cũ và dẫn dắt bài mới thì thiết kế ở hoạt động khởi động. Tác dụng của trò chơi ở đầu giờ đó là tạo tâm thế học tập cho học sinh, khơi gợi hứng thú của các em trước giờ học.

Lựa chọn đơn vị nội dung kiến thức phù hợp khi tổ chức trò chơi: Nội dung kiến thức cần vừa sức với học sinh. Không nên lựa chọn nội dung quá dễ như vậy sẽ không kích thích được trí tò mò, khát khao khám phá của học trò. Nhưng cũng không nên chọn vấn đề quá khó của bài học, sẽ gây ra sự chán nản cho các em.

+ Lựa chọn trò chơi: Giáo viên có thể sưu tầm trên internet hoặc sáng tạo một số trò chơi sử dụng trong quá trình dạy học. Đối với môn Hóa học, có thể áp dụng một số hình thức trò chơi như: xếp hình con thú, đấu trường 36, ai là triệu phú, rung chuông vàng, ô cửa bí mật, giải ô chữ, ong tìm mật…

Bước 2: Tổ chức trò chơi

+ Giới thiệu về trò chơi: tên, luật chơi, cách phân thắng bại, thưởng cho đội thắng, phạt với đội thua…Hình thức thưởng – phạt có lẽ là yếu tố có vai trò khá quan trọng, tạo nên sức “nóng” cũng như sự hấp dẫn của trò chơi. Do đó, giáo viên cần công khai ngay từ đầu để học sinh nắm được và tích cực khi tham gia trò chơi.

+ Tiến hành mẫu: Với những trò chơi mới, giáo viên cần cho học sinh tham gia thử để các em không bỡ ngỡ. (Với những trò chơi đã từng sử dụng thì không cần tiến hành mẫu)

Bước 3: Tổng kết:

Đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức qua trò chơi, thưởng cho đội giành chiến thắng, phạt với đội thua.

Ví dụ như trò chơi: “XẾP HÌNH CON THÚ” sử dụng trong giờ luyện tập bài 29: “Luyện tập tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm” tại lớp 12A4 (45HS)

+ Mục tiêu: Thông qua trò chơi giúp HS củng cố ôn luyện kiến thức về nhôm và hợp chất của nhôm.

+ Nội dung trò chơi xếp hình con thú

- GV thiết kế các miếng ghép trên phần mềm powerpoint, trên mỗi mảnh ghép có các câu hỏi in đậm và các câu trả lời in mờ (nội dung thuộc bài 27: “Nhôm và hợp chất của nhôm”) giúp học sinh khắc sâu kiến thức vừa học.

- Sau đó in trên giấy A4, có thể ép plastic để làm đồ dùng dạy học cho nhiều lớp, nhiều năm.

Luật chơi:

- Mỗi nhóm (11-12 HS) được phát bộ các miếng ghép tam giác và một hình mẫu cho trước.

- Nhiệm vụ của nhóm là ghép các mảnh ghép sao cho câu hỏi trên mảnh ghép này xếp sát với câu trả lời tương ứng trên mảnh ghép khác để tạo thành hình giống với hình mẫu.

- Thời gian chơi là 5-8 phút (tùy thuộc vào năng lực HS).

- Nếu các nhóm xong trước thời gian, GV sẽ phát (chiếu) đáp án để nhóm tự đánh giá, hoặc GV sẽ đánh giá. Nếu tất cả các nhóm đều không xong khi thời gian kết thúc thì GV sẽ chấm điểm theo mức độ hoàn thành trò chơi của các nhóm.

- Nhóm nào xong trước thời gian quy định được GV cộng thêm 1 điểm.

Cách thức tổ chức:

- GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ mảnh ghép tam giác, trên mỗi cạnh có nội dung in đậm là câu hỏi và nội dung in mờ là câu trả lời và một hình cho sẳn. GV phổ biến luật chơi

- Nhiệm vụ của mỗi nhóm là trong thời gian tố đa 8 phút ghép các mảnh ghép thành hình như đã cho, sao cho câu hỏi ở cạnh trên tam giác này phải khớp với câu trả lời trên cạnh tam giác xếp liền. GV đánh giá dựa trên mức độ hoàn thành của các nhóm.

Đáp án trò chơi

Đánh giá tổng kết:

- GV đánh giá, nhận xét quá trình hoạt động nhóm của HS, cho điểm các nhóm dựa vào mức độ hoàn thành công việc

- GV yêu cầu đại diện một nhóm lên bảng chốt kiến thức thông qua sử dụng sơ đồ tư duy.

Sau đây là một số hình ảnh minh họa đổi mới phương pháp dạy học thông qua trò chơi trong giờ học môn Hóa học.

Hình ảnh HS thảo luận nhóm

Hình ảnh sản phẩm của HS

Hình ảnh HS trả lời câu hỏi

Hình ảnh HS báo cáo

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Hoạt động
Tin tức
Tin đọc nhiều