A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kĩ năng viết một đoạn văn nghị luận xã hội từ đề Đọc – hiểu

 

Tác giả: Phạm Thị Thủy

Từ năm 2017 trở lại đây, trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn xuất hiện dạng đề “Viết một đoạn văn nghị luận xã hội từ đề Đọc – hiểu” với dung lượng khoảng 200 chữ. (trước năm 2017 đề bài yêu cầu viết một bài văn ngắn từ đề Đọc – hiểu) Điểm của câu này là 2 điểm trong tổng số 10 điểm của toàn bài. Đối với những kì thi quan trọng, việc có thêm 0,25 điểm hoặc mất đi 0,25 điểm (đối với môn Văn) là một vấn đề không hề nhỏ, bởi đó có thể là ranh giới giữa đỗ tốt nghiệp và trượt tốt nghiệp, đó có thể là ranh giới giữa đỗ đại học hoặc trượt...Hơn nữa trong cuộc sống của chúng ta hiện nay kĩ năng nghị luận (nghị luận có nghĩa là bày tỏ ý kiến cá nhân về một vấn đề gì đó nhằm thuyết phục người nghe, người đọc) là một kĩ năng vô cùng quan trọng, giúp mỗi người thành công trong cuộc sống. Trình bày như thế nào để thuyết phục người nghe? Nói thế nào mà “củ cải cũng phải nghe”, “con kiến trong lỗ cũng bò ra”…Đó quả thật là điều không dễ dàng, cần phải trải qua quá trình rèn luyện, mài giũa.

Nhưng từ thực tế giảng dạy môn Ngữ văn và hướng dẫn học sinh làm bài, đặc biệt khi chấm bài kiểm tra 15 phút, bài viết giữa kì, học kì của học sinh, tác giả bài viết nhận thấy có một số hiện tượng đáng bàn như: bài viết của các em rất lan man, không tập trung vào vấn đề trọng tâm, trong một đoạn văn đề cập tới rất nhiều ý nhưng không ý nào trọn vẹn, ý trọng tâm của đề còn chiếm quá ít dung lượng, thậm chí còn lạc sang vấn đề khác… do vậy các em đạt điểm không cao của câu hỏi này.

Mà kì thi hết học kì I năm học 2020-2021 đang tới gần, đây là một kì thi khá quan trọng với các em. Tác giả bài viết muốn tháo gỡ khó khăn với các em học sinh và cùng đồng hành  với các em trong quá trình ôn luyện dạng đề Viết một đoạn văn nghị luận từ đề Đọc – hiểu.

Đối với dạng văn này, chúng ta thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Phân tích đề

+ Đọc kĩ đề, xác định đúng vấn đề trọng tâm của đề bài. Các em cần gạch chân những quan trọng (thường gọi là từ khóa) của đề bài. Đây là một thao tác rất đơn giản nhưng có vai trò quan trọng trong việc định hướng bài viết. Bởi định hướng không chính xác, rất dễ đi lầm đường, sai đường và không đến được đích và đương nhiên không đạt được điểm cao ở câu hỏi này.

+ Tiếp theo các em cần xác định thao tác lập luận chính sẽ sử dụng để làm rõ vấn đề (những thao tác nghị luận thường dùng là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ). Với mỗi dạng đề các em cần sử dụng thao tác nghị luận cho phù hợp.

Bước 2: Lập dàn ý

+ Viết 1 đoạn văn từ 13-15 dòng: đối với đề kiểm tra 15 phút, giữa kì, cuối kì tại trường; thang điểm là 1,5.

+ Viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ (khoảng 20 dòng) đối với đề thi THPT Quốc gia; thang điểm là 2.0 điểm.

Các em có thể tham khảo bảng mô tả sau:

Bố cục

 

Nhiệm vụ

Khoảng 13-15 dòng

200 chữ (khoảng 20 dòng)

Mở đoạn

Dẫn dắt trực tiếp vào yêu cầu của đề bài

1-2 dòng

1-3 dòng

 

Thân đoạn

Giải thích: với những đề bài trừu tượng, khó hiểu, hoặc ẩn dụ, hàm nghĩa…

1-3 dòng

1-3 dòng

Bàn: bàn luận vấn đề trọng tâm của đề bài

7-10 dòng

11-16 dòng

Kết đoạn

Bài: bài học nhận thức và hành động

1-2 dòng

1- 3 dòng

 

Bước 3: Viết bài, đọc lại bài, sửa lỗi (nếu có)

Một số lưu ý:

- Về hình thức: Đảm bảo yêu cầu về hình thức một đoạn văn: Bắt đầu vào chỗ lùi vào đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng. Các em có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành. Đoạn văn có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề nghị luận, thân đoạn phát triển vấn đề nghị luận, kết bài kết thúc được vấn đề nghị luận.

- Về nội dung: Đoạn văn tập trung triển khai làm rõ một luận điểm, các luận cứ (dẫn chứng) trong một luận điểm đó có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Để dễ triển khai nội dung cần triển khai trong một đoạn văn, các em nhớ ba từ khóa sau:Giải(giải thích), Bàn(Bàn bạc), Bài(Bài học).

Ví dụ minh họa: Đề và hướng dẫn chấm môn Ngữ Văn trong kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020.

 

 

 

 

Ví dụ 2: Đề kiểm tra giữa kì khối 11 năm học 2020-2021

Tự trọng có nghĩa là biết coi trọng mình, nhưng không phải theo nghĩa vị kỷ (chỉ biết đến danh lợicủa bản thân mình) mà là coi trọng phẩm giá, đạo đức của mình. Một người có tự trọng hay không có tự trọng thường được thể hiện qua hành xử của người đócũng như qua những câu trả lời như: “Điều gì khiến tôi sợ hãi, xấu hổ?”, “Điều gì khiến tôi tự hào, hạnh phúc?”...

Người tự trọng tất nhiên sẽ biết sợ sự trừng phạt của nhà nước (sợ pháp lý) nếu làm trái pháp luật và sự điều tiếng dư luận của xã hội (sợ đạo lý) nếu làm trái với luân thường, lẽ phải. Nhưng đó chưa phải là điều đáng sợ nhất đối với họ. Điều đáng sợ nhất đối với một người tự trọng là sự giày vò bản thân khi làm những chuyện đi ngược với lương tri của mình, phản bội lại lẽ sống, giá trị sống, nguyên tắc sống mà mình theo đuổi và có cảm giác đánh mất chính mình. Nói cách khác, đối với người tự trọng, có đạo đức, “toà án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” hay “tòa án dư luận”.

Nói cách khác, người tự trọng, tự lực thường không muốn làm điều xấu, ngay cả khi không ai có thể biết được việc họ làm. Họ sẵn lòng làm điều tốt ngay cả khi không có ai biết đến. Họ sẵn lòng làm điều đúng mà không hề để ý đến chuyện có ai ghi nhận việc mình làm hay không. Nếu tình cờ có ai đó biết và ghi nhận thì cũng vui, nhưng nếu không có ai biết đến và cũng không có ai ghi nhận điều tốt mà mình làm thì cũng không sao cả, vì phần thưởng lớn nhất đối với người tự do, tự lực, tự trọng là “được sống đúng với con người của mình”, tất nhiên đó là con người phẩm giá, con người lương tri mà mình đã chọn.

(Trích Đúng việcGiản Tư Trung, NXB Tri thức, 2016, tr 27 – 28)

Câu 4: (1,5 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 13-15 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về giá trị của lòng tự trọng đối với con người.

 

Gợi ý:

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 13-15 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về giá trị của lòng tự trọng đối với con người.

Bước 1: Phân tích đề

+ Trọng tâm của đề là giá trị của lòng tự trọng đối với con người.

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 13-15 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về giá trị của lòng tự trọng đối với con người. (gạch chân trọng tâm)

+ Thao tác nghị luận là: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận

 

Bước 2:

 

Bố cục

 

Nhiệm vụ

13-15 dòng

Nội dung

Mở đoạn

Dẫn dắt trực tiếp vào yêu cầu của đề bài

1-3 dòng

Lòng tự trọng có vai trò rất quan trọng với mỗi con người.

 

Thân đoạn

Giải thích: với những đề bài trừu tượng, khó hiểu, hoặc ẩn dụ

1-3 dòng

Giải: Người có lòng tự trọng là người biết coi trọng giá trị, đạo đức của bản thân mình. Họ luôn có ý thức giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình dù ở bất kì hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người không làm điều ảnh hưởng xấu tới lòng tự trọng của người khác

Bàn: bàn luận vấn đề trọng tâm của đề bài

11-16 dòng

Bàn: Giá trị của lòng tự trọng:

+ Là yếu tố quan trọng giúp con người điều chỉnh ngôn ngữ, hành vi, ứng xử của bản thân, tránh xa những việc làm sai trái, xấu xa;

+ Giúp con người biết nhận ra lỗi lầm của mình và tìm cách sửa chữa lỗi lầm, dám nhận trách nhiệm khi sai lầm;

+ Giúp con người giữ gìn nhân cách, không vì lợi ích hoặc vì hoàn cảnh mà đánh mất bản thân mình;

+ Giúp con người sống bình an, thanh thản...

+ Nêu phản đề: người không có lòng tự trọng sẽ dễ đánh mất bản thân, luôn thấy mình kém cỏi, sợ hãi, thụ động, không được mọi người tin tưởng tôn trọng...khó tiến tới thành công trong cuộc sống và công việc...

Kết đoạn

Bài: bài học nhận thức và hành động

1-3 dòng

Bài:

+ Bài học nhận thức: vai trò của lòng tự trọng với con người

+ Bài học hành động: tự tôn trọng bản thân mình, có ý thức giữ gìn lòng tự trọng của bản thân…

Bước 3: Viết bài, soát lỗi

 

Đề 3: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn” thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một thái độ sống đúng đắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó thành tài sản quý giá cho bản thân.

Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra thế nào thì cứ thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”. Bạn cần biết rằng, không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi.

Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc. Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn. Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nảy lộc, không ra hoa kết trái là gì? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân. Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình.

(Wayne Cordeiro, Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.34)

 

Từ đề Đọc – hiều, hãy viết một đoạn văn về những điều cần thay đổi của học sinh trường THPT Phù Cừ để trở thành công dân toàn cầu?

Gợi ý:

Bố cục

 

Nhiệm vụ

200 chữ (khoảng 20 dòng)

 

Nội dung

Mở đoạn

Dẫn dắt trực tiếp vào yêu cầu của đề bài

1 -3 dòng

Lòng tự trọng có vai trò rất quan trọng với mỗi con người.

 

Thân đoạn

Giải thích: với những đề bài trừu tượng, khó hiểu, hoặc ẩn dụ

3 dòng

Giải:

-Thay đổi là những chuyển biến về một số mặt như ngoại hình, tính cách, nhận thức, tư tưởng, tình cảm...

- Công dân toàn cầu: là công dân của một quốc gia có thể làm việc ở một số quốc gia khác nhau trên thế giới

Bàn: bàn luận vấn đề trọng tâm của đề bài

7-10 dòng

Bàn: Những điều cần thay đổi để thanh niên có thể trở thành công dân toàn cầu? (Giải pháp để trở thành công dân toàn cầu). Các em có thể tham khảo một vài gợi ý sau:

- Về kiến thức: Tăng cường học tiếng anh (và các ngoại ngữ khác), công nghệ thông tin, văn hóa của các nước trên thế giới... -> phát triển năng lực giao tiếp, tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề...

- Về kĩ năng: giao tiếp,  thể hiện sự tự tin, kiểm soát cảm xúc, làm việc nhóm...

Kết đoạn

Bài: bài học nhận thức và hành động

1-2 dòng

Bài: Bản thân tự nhận thấy cần phải thay đổi để không bị lạc hậu, thụt lùi…

 

Bước 3: Viết bài, soát lỗi

(Bài viết của học sinh chưa xác định trúng trọng tâm của đề)

(Bài viết này đã xác định và triển khai trúng trọng tâm của đề bài)

 

 

Hi vọng bài chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các em học sinh trong quá trình ôn luyện, học tập!


Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Hoạt động
Tin tức
Tin đọc nhiều