TỔ LÍ - HOA - SINH - CÔNG NGHỆ TRƯỜNG THPT PHÙ CỪ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
Ngay từ những ngày đầu năm học 2023 – 2024, tổ Lí Hoá Sinh Công Nghệ trường THPT Phù Cừ đã tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học
Cuộc họp lần 1: Thầy Lê Đức Thiện –Tổ trưởng, triển khai nội dung buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học: Căn cứ Kế hoạch đã đề ra về việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, do đó tổ chuyên môn yêu cầu giáo viên trong tổ cùng chọn một tiết dạy để tiến hành soạn thống nhất mục tiêu theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Các thành viên trong tổ lắng nghe nội dung và tiến hành thảo luận để lựa chọn tiết dạy minh họa.
Tổ Lí Hoá Sinh Công Nghệ, trường THPT Phù Cừ
Cô Nguyễn Thị Lan Phương đề xuất chọn tiết 1 về Sự điện li trong bài 2. Cân bằng trong dung dịch nước, Hoá học 11. Cô Phương đã giải thích lý do chọn nội dung này vì liên quan đến kiến thức các môn Vật lí, Hoá học,.. Các thành viên trong tổ đã nhất trí với đề xuất trên của cô Phương. Sau khi lắng nghe ý kiến các thành viên khác trong tổ đề xuất chọn tiết dạy minh họa, giải thích lí do chọn tiết dạy, Tổ trưởng chuyên môn đồng ý và kết luận: Giao cho cô Phương tiến hành soạn bài, dự kiến thời gian dạy minh họa: tiết 4 thứ 6 ngày 15/9/2023, nội dung dạy tiết 1 của bài 2, Hoá học 11. Trước thời gian dạy, tổ chuyên môn sẽ tổ chức sinh hoạt chuyên đề và thảo luận nội dung, phương pháp dạy.
Cuộc họp lần 2: Căn cứ kết luận tại cuộc họp lần thứ nhất về thống nhất chọn cô Phương soạn tiết 1 của bài 2, Hoá học 11, nay đề nghị cô Phương nêu rõ mục tiêu tiết dạy để phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh để tổ thảo luận và góp ý.
Tổ Lí Hoá Sinh Công Nghệ, trường THPT Phù Cừ
Cô Phương trình bày mục tiêu dạy học để phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh qua tiết 1, bài 2, Hoá học 11
1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li
2. Năng lực:
a. Năng lực nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau: Nêu được: Khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li. Quá trình phân li các chất trong nước tạo thành ion được gọi là sự điện li. Chất điện li là chất khi tan trong nước phân li ra các ion. Chất không điện li là chất khi tan trong nước không phân li thành các ion.
b. Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát thí nghiệm xác định chất dẫn điện, chất không dẫn điện.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về sự điện li, chất điện li, chất không điện li. HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
Sau đây là một số hình ảnh về Sự điện li, bài 2. Cân bằng trong dung dịch, Hoá học 11:
Thử tính dẫn điện của một số dung dịch
Thiết bị thử tính dẫn điện
Học sinh tiến hành thí nghiệm
Học sinh tiến hành thí nghiệm
Học sinh tiến hành thí nghiệm
Học sinh xem video thử tính dẫn điện của nhóm bạn
Học sinh tiến hành thí nghiệm
Học sinh tiến hành thí nghiệm
Học sinh tiến hành thí nghiệm
Học sinh tiến hành thí nghiệm
Cuộc họp lần 3: Thầy Lê Đức Thiện chỉ đạo các thành viên trong tổ thảo luận về giờ dạy sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Các thành viên trong tổ tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc học sinh học như thế nào, học sinh gặp khó khăn gì, các em có hứng thú tham gia vào quá trình học tập không và giáo viên cần điều chỉnh gì về hình thức tổ chức, tương tác với các đối tượng học sinh để đạt được mục tiêu tiết dạy, phát triển được năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học để tạo cơ hội cho mỗi giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học thông qua dự giờ, chia sẻ, thảo luận.
Tổ Lí Hoá Sinh Công Nghệ, trường THPT Phù Cừ