Mẹo giúp học sinh phân biệt chính tả l/n
Mẹo giúp học sinh phân biệt chính tả l/n
Người viết: Phạm Thị Thủy
Có một thực tế của học sinh trường THPT Phù Cừ khi nói và viết tiếng Việt bị nhầm lẫn khi sử dụng một số phụ âm đầu như: “l” và “n”, “ch” và “tr”, “s” và “x”, “d,gi,r” …Trong những lỗi đó, phổ biến nhất là sự nhầm lẫn giữa “l” và “n”. Trong khuôn khổ bài viết, người viết chia sẻ một số mẹo để giúp học sinh khắc phục tình trạng trên.
Mẹo giúp học sinh phân biệt chính tả l/n
Người viết: Phạm Thị Thủy
Có một thực tế của học sinh trường THPT Phù Cừ khi nói và viết tiếng Việt bị nhầm lẫn khi sử dụng một số phụ âm đầu như: “l” và “n”, “ch” và “tr”, “s” và “x”, “d,gi,r” …Trong những lỗi đó, phổ biến nhất là sự nhầm lẫn giữa “l” và “n”. Trong khuôn khổ bài viết, người viết chia sẻ một số mẹo để giúp học sinh khắc phục tình trạng trên.
Thứ nhất:phụ âm “n” không đứng trước những vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uy, uê.Đứng trước những vần này phải là phụ âm “l”. Ví dụ: lóa mắt, loạn lạc, loắt choắt, lòe loẹt…(Ngoại lệ là từ “noãn”)
Thứ hai: Trong từ láy phụ âm đầu thì cả hai chữ phải cùng là “l” hoặc “n”. Ví dụ: lăn lóc, lặn lội, lơ lửng, lấp lánh, náo nức, no nê, nông nổi, nương náu…
Thứ ba:Trong một số trường hợp khó phân biệt giữa “l” và “n”. Nhưng nếu đồng nghĩa với một từ khác viết là “nh” thì chữ đó phải viết là “l”. Ví dụnhanh nhẹn – lanh lẹn, nhỡ nhàng – lỡ làng, nhợt nhạt – lợt lạt, nhố nhăng – lố lăng, nhấp nháy – lấp láy…
Thứ tư: Trong từ láy có phụ âm “gi” ở chữ thứ nhất thì chữ thứ hai phải viết là “n”: ví dụ gian nan, giãy nảy, gieo neo…
Thứ năm: Lỗi nhiều người nói chung và học sinh nói riêng không phân biệt rành rọt cách viết từ “nên”, “lên”. Để phân biệt khi nào sử dụng từ “nên” hoặc “lên” thì làm như sau. Thay từ “thành” vào vị trí của từ “lên/nên”, sẽ có hai khả năng xảy ra: khả năng thứ nhất: cụm từ đó không thay đổi về mặt ý nghĩa thì viết là “nên”. Trường hợp thứ hai: cụm từ thay đổi về mặt ý nghĩa thì viết là “lên”. Với cách thay thế như vậy, sẽ hạn chế được rất nhiều lỗi khi sử dụng từ nên/lên.
Ví dụ: Một số ví dụ:
Ví dụ 1: Để phân biệt và viết đúng chính tả từ “lên/nên” trong cụm từ lên mặt dậy đời. Cách thử được thực hiện như sau:
Thay từ “thành” vào cụm từ ->thành mặt dậy đời => ý nghĩa của cụm từ đã bị thay đổi. Kết luận viết đúng chính tả là “lên mặt dậy đời”
Ví dụ 2: Có công mài sắt, có ngày lên/nên kim. -> Có công mài sắt, có ngày thành kim =>nghĩa của câu không thay đổi => viết đúng chính tả: Có công mài sắt, có ngày nên kim
Với cách dùng từ “thành” làm phép thử, chúng ta sẽ viết chính tả đúng như: Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Lên voi xuống chó. Ăn cho nên đọi, nói cho nên lời, Nên vợ nên chồng…